Hướng dẫn thiết kế hệ thống tưới phun mưa

Hướng dẫn thiết kế hệ thống tưới phun mưa

THIẾT KẾ HỆ THỐNG TƯỚI PHUN MƯA

  • Ngày nay, khi trái đất nóng lên, nước biển dâng, nước ngọt khan hiếm, sông ngòi ô nhiễm, nước sạch cần được quan tâm hơn để sau này con cháu chúng ta con có nước mà sinh hoạt, sản xuất.
  • Bởi vì lẽ đó, ngày nay chúng ta không hề thấy lạ lẫm với nhiều cuộc cải cách, nhiều sự quan tâm của cá nhân, cơ quan nhà nước tới việc đầu tư một hệ thống tưới tiêu tiết kiệm nước, tiết kiệm nhân công cho nền nông nghiệp phát triển hơn. Hướng dẫn thiết kế hệ thống tưới phun mưa và kỹ thuật tưới phun mưa:

Kỹ thuật tưới phun mưa

Phạm vi áp dụng kỹ thuật tưới phun mưa: 

  • Kỹ thuật tưới phun mưa được áp dụng hiệu quả cho mọi loại đất canh tác, cho các cánh đồng có địa hình phức tạp, mặt ruộng không phẳng, độ dốc từ 25 % trở xuống và ít bị ảnh hưởng bởi tốc độ gió.
  • Hệ thống công trình tưới phun mưa

Thiết kế hệ thống tưới phun mưa cung cấp nước cho một khu vực gieo trồng gồm các hạng mục công trình chính và các thiết bị chính sau đây:

  • Nguồn nước cấp: có thể là nước mặt lấy từ sông, hồ, kênh hoặc nước ngầm khai thác ở gần xung quanh khu tưới. Chất lượng nước phải phù hợp với yêu cầu sinh trưởng của cây trồng cũng như yêu cầu tưới phun mưa.
  • Máy bơm và động cơ (gọi chung là máy bơm) để tạo áp lực: Tuỳ thuộc vào vị trí của nguồn nước cấp và đặc điểm địa hình của vùng tưới, máy bơm có thể đặt cố định hoặc có thể di chuyển được trong khu tưới. Nếu máy bơm đặt cố định trong nhà thì vị trí đặt trạm bơm phải đảm bảo chủ động lấy được nước từ nguồn cấp, thuận tiện cho công tác quản lý vận hành và khoảng cách từ trạm bơm đến khu tưới là gần nhất.
  • Hệ thống đường ống nhận nước từ máy bơm đưa nước đến khu vực cần tưới, bao gồm các đường ống chính, đường ống nhánh và đường ống chờ.
  • Các vòi phun cấp nước tưới trực tiếp cho cây trồng dưới dạng nước mưa.
Béc tưới phun mưa Azud

Lựa chọn loại vòi phun mưa

Phân loại vòi phun

– Theo nguyên lý làm việc, vòi phun mưa được chia thành hai loại chính sau:

  • Vòi phun ly tâm: sử dụng cho máy phun mưa áp lực thấp và tầm phun gần.
  • Vòi phun mưa dạng tia: sử dụng cho máy phun mưa áp lực lớn và tầm phun xa.

– Theo áp lực nước cho phép ở đầu vòi phun và bán kính tầm phun, vòi phun mưa được chia thành ba loại

Kỹ thuật tưới phun mưa

Lựa chọn vòi phun

  • Căn cứ vào điều kiện thực tế tại vùng tưới và đặc điểm sinh học của loại cây trồng cần tưới mà lựa chọn loại vòi phun mưa phù hợp. Bảng 2 quy định trị số H/d thích hợp đối với các loại cây trồng, trong đó H là áp lực nước đầu vòi phun và d là đường kính miệng vòi. Đơn vị của H và d tính bằng mét (m).
Kỹ thuật tưới phun mưa

Xác định cường độ tưới phun mưa

Cường độ phun mưa ký hiệu là p, đơn vị là mm/h, được xác định như sau:

a) Xác định theo lý thuyết:

  • p=(1000 x q x B)/3.14 x RxR

trong đó:

  • R là bán kính tầm phun mưa, m.
  • q là lưu lượng phun, m3/h, phụ thuộc vào loại vòi phun.
  • B là hệ số phụ thuộc vào sơ đồ bố trí vòi phun mưa.

Sơ đồ bố trí béc tưới phun mưa (xem hình 1):

  • Sơ đồ bố trí hình vuông: = 1,57
  • Sơ đồ bố trí hình tam giác: = 1,20
  • Sơ đồ bố trí hình chữ nhật: = 1,81

b) Xác định theo số liệu thực đo ngoài hiện trường:

1) Cường độ phun tại điểm phun thứ i:

  • p=hi/t

trong đó:

  • hi là độ sâu lớp nước đo được tại điểm i trên diện tích phun, mm.
  • t là thời gian phun, h;

2) Cường độ phun trung bình toàn khu tưới, ký hiệu là ptb, mm/h.

  • ptb=htb/t

trong đó htb là độ sâu lớp nước bình quân đo được trên diện tích được tưới phun mưa, mm.

  • Cường độ phun mưa xác định theo 5.4.1 không lớn hơn hệ số ngấm của đất được tưới trong thời gian phun mưa và không vượt quá cường độ phun mưa cho phép. Cường độ phun mưa cho phép phụ thuộc vào đặc điểm của loại đất canh tác và độ dốc địa hình khu canh tác, lấy theo quy định sau:

a) Với khu tưới có độ dốc mặt đất dưới 5 %:

  • Đất cát: 20 mm/h.
  • Đất thịt pha cát: 15 mm/h.
  • Đất cát pha: 12 mm/h.
  • Đất thịt: 10 mm/h.
  • Đất sét: 8 mm/h.

b) Khi độ dốc địa hình khu tưới từ 5 % trở lên, cường độ phun mưa phải giảm tương ứng với tỷ lệ giảm tốc độ thấm của đất, lấy theo bảng 3:

Kỹ thuật tưới phun mưa - Thiết kế hệ thống tưới phun mưa
Kỹ thuật tưới phun mưa – Thiết kế hệ thống tưới phun mưa

Sơ đồ bố trí vòi phun mưa

Tuỳ thuộc điều kiện cụ thể của khu tưới mà lựa chọn một trong các sơ đồ bố trí sau (xem hình 1):

  • Tốc độ gió dưới 1,5 m/s: áp dụng sơ đồ a (kiểu tam giác).
  • Tốc độ gió từ 1,5 m/s đến 3,5 m/s: áp dụng sơ đồ b (kiểu hình vuông).
  • Tốc độ gió từ 3,5 m/s đến dưới 5,0 m/s: áp dụng sơ đồ c hoặc sơ đồ d.
  • Tốc độ gió từ 5,0 m/s trở lên: ngừng tưới.

Sơ đồ lắp đặt vòi phun mưa béc tưới phun mưa:

Kỹ thuật tưới phun mưa - Thiết kế hệ thống tưới phun mưa
Kỹ thuật tưới phun mưa – Thiết kế hệ thống tưới phun mưa

Trong đó:

  • a : Khoảng cách giữa hai vòi phun
  • b : Khoảng cách giữa hai hàng phun (ống tưới)
  • R : Bán kính tầm phun mưa

Những lưu ý khi thiết kế hệ thống tưới phun mưa – kỹ thuật tưới phun mưa

  • Béc tưới phun mưa được bố trí theo từng góc cạnh của khu vực tưới, lưu lượng nước với bán kính tưới và kiểu tưới có thể điều chỉnh được.
  • Diện tích khu vực tưới được cung cấp lượng nước tưới hoàn toàn đồng đều, tạo độ ẩm cục bộ khá tốt, giúp cây trồng sinh trưởng và phát triển nhanh.
  • 2 cách bố trí béc tưới phun mưa cho tưới phun mưa : Bố trí theo hình vuông và tam giác.

Thiết kế hệ thống tưới phun mưa phủ đều 100%

  • Lời khuyên cho bà con tự làm hệ thống tưới tự động
  • Bà con nên bố trí béc tưới phun mưa như hình dưới, mới nhìn qua chúng ta sẽ có cảm giác các béc tưới phun mưa được bố trí hơi dày. Nếu đem áp dụng vào thực tế dự án, có những điểm vị trí đầu phun được bố trí cách xa nhau từ 20 – 30 mét thì việc bố trí như trên hoàn toàn không dày chút nào cả.
  • Mặt khác, nếu bạn thử chia tách cứ mỗi 04 đầu phun nằm trong một ô vuông, ở bất kỳ ví trí nào bạn sẽ thấy rằng tất cả các ô vuông này sẽ nhận được lượng nước tưới gần như là đều hết.

Xem viedo béc tưới phun mưa, vòi phun mưa

Hãy liên lệ chúng tôi để được tư vấn kỹ thuật tưới phun mưa : 0934.955.407 (Mr. Dũng)

Béc tưới cây nhỏ giọt