Công nghệ xử lý nước thải bằng các module dạng container

Công nghệ xử lý nước thải bằng các module dạng container

CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI BẰNG CONTAINER

  • Xử lý nước thải bằng container – Trong bể hiếu khí dính bám MBBR, hệ thống cấp khí được cung cấp để tạo điều kiện cho vi sinh vật hiếu khí sinh trưởng và phát triển. Đồng thời quá trình cấp khí phải đảm bảo được các vật liệu luôn ở trạng thái lơ lửng và chuyển động xáo trộn liên tục trong suốt quá trình phản ứng.
  • Vi sinh vật có khả năng phân giải các hợp chất hữu cơ sẽ dính bám và phát triển trên bề mặt các vật liệu.
  • Các vi sinh vật hiếu khí sẽ chuyển hóa các chất hữu cơ trong nước thải để phát triển thành sinh khối.
  • Quần xả vi sinh sẽ phát triển và dày lên rất nhanh chóng cùng với sự suy giảm các chất hữu cơ trong nước thải. Khi đạt đến một độ dày nhất định, khối lượng vi sinh vật sẽ tăng lên, lớp vi sinh vật phía trong do không tiếp xúc được nguồn thức ăn nên chúng sẽ bị chết, khả năng bám vào vật liệu không còn.
  • Khi chúng không bám được lên bề mặt vật liệu sẽ bị bong ra rơi vào trong nước thải. Một lượng nhỏ vi sinh vật còn bám trên các vật liệu sẽ tiếp tục sử dụng các hợp chất hữu cơ có trong nước thải để hình thành một quần xã sinh vật mới.
  • sinh vật còn bám trên các vật liệu sẽ tiếp tục sử dụng các hợp chất hữu cơ có trong nước thải để hình thành một quần xã sinh vật mới.
  • Ngoài nhiệm vụ xử lý các hợp chất hữu cơ trong nước thải, thì trong bể sinh học hiếu khí dính bám lơ lững còn xảy ra quá trình Nitritrat hóa và Denitrate, giúp loại bỏ các hợp chất nito, photpho trong nước thải, do đó không cần sử dụng bể Anoxic.
  • Vi sinh vật bám trên bề mặt vật liệu lọc gồm 3 loại: lớp ngoài cùng là vi sinh vật hiếu khí – Bể MBBR hiếu khí, tiếp là lớp vi sinh vật thiếu khí, lớp trong cùng là vi sinh vật kị khí.
  • Trong nước thải sinh hoạt, nito chủ yếu tồn tại ở dạng ammoniac, hợp chất nito hữu cơ. Vi sinh vật hiếu khí sẽ chuyển hóa hợp chất nito về dạng nitrite, nitrate. Tiếp tục vi sinh vật thiếu khí và kị khí sẽ sử dụng các hợp chất hữu cơ trong nước thải làm chất oxy hóa để khử nitrate, nitrite về dạng khí N2 bay lên.
  • Mặt khác quá trình nito một phần còn được thực hiện tại bể lắng sinh học (Bể MBBR hiếu khí). Vì vậy hiệu quả xử lý hợp chất nito, photpho trong nước thải sinh hoạt của công trình này rất tốt.
  • Ngoài ra, để tăng cường khả năng xử lý nito của bể sinh học thiếu khí người ta thêm vao bể giá thể MBBR.Thể tích của vật liệu MBBR so với thể tích bể được điều chỉnh theo tỷ lệ phù hợp, thường là <50% thể tích bể.

Bể sinh học kết hợp giá thể lơ lửng MBBR gồm 2 loại: bể MBBR hiếu khí và bể MBBR thiếu khí.

Công nghệ xử lý nước thải bằng container
Công nghệ xử lý nước thải bằng container

Công nghệ xử lý nước thải bằng container

Bể MBBR hiếu khí                                             Bể MBBR thiếu khí

Công nghệ xử lý nước thải bằng container
Công nghệ xử lý nước thải bằng container
  • Trong bể hiếu khí sự chuyển động của các giá thể được tạo thành do sự khuyếch tán của những bọt khí có kích thước trung bình từ máy thổi khí.
  • Trong khi đó ở bể thiếu khí thì quá trình này được tạo ra bởi sự xáo trộn của các giá thể trong bể bằng cánh khuấy.

Xem video xử lý nước thải bằng container

Hãy gọi chúng tôi để tư vấn tốt nhất. Hotline : 0913.630.908 (Mr.Đông)

Các công nghệ xử lý nước thải tiên tiến nhất hiện nay
Công nghệ màng MBR
Bể sinh học hiếu khí
Công nghệ MBBR trong xử lý nước thải
Công nghệ sinh học MBBR
Lọc thô trước khi xử lý
Ứng dụng lọc azud trong xử lý nước thải
Hệ thống xử lý nước tàu thủy