Bệnh cá koi và cách trị

Các bệnh xảy ra của cá koi và cách trị

BỆNH CÁ KOI VÀ CÁCH TRỊ

Bệnh cá koi và cách trị – Việc chăm sóc cá koi sẽ khiến bạn chán nản nếu bạn không đủ kiên nhẫn và kiến thức.Đối với người mới nuôi cá lần đầu, vấn đề phổ biến nhất mà họ sẽ gặp phải đó là cá koi đổ bệnh. Ngoài ra, do thiếu kinh nghiệm và hiểu biết về việc chăm sóc cá koi, nên hậu quả là cá có thể sẽ chết. Đây là tình huống có thể xảy ra với đàn cá koi của bạn, và mang đến sự thất vọng và lỗ vốn.

1. Cá koi bị rận

Đặc điểm của bệnh rận cá trên loài koi:

Rận cá là một loại kí sinh trùng hình đĩa tròn, chúng tấn công cá bằng miệng giống như kim tiêm dưới da chọc thủng da cá để hút máu và chất dinh dưỡng, với cách tấn công này rận cá sẽ dễ dàng truyền nhiễm các vi khuẩn và vi rút gây nhiễm trùng cho cá koi của bạn. Khi rận cắn vào cá nó cũng tiêm vào một cơ chất làm thu hút nhiều con rận khác (nhiều con rận tấn công một chỗ), qua một thời gian vùng tổn thương sẽ mở rộng thành vết loét.

Ngăn chặn bệnh:

Rận cá khi đã xuất hiện trong hồ, nó sẽ tấn công vào một con cá koi mới bằng nhiều cách: thực vật, thức ăn, trứng rận cũng có thể bám vào cây, vì vậy đừng thêm bất cứ thứ gì vào hồ, kiểm tra thường xuyên và loại bỏ những gì tìm thấy để chắc chắn không có sự tiêm nhiễm xảy ra.

Bệnh cá koi và cách trị

Nếu bạn phát hiện trong hồ có một con koi bị rận cá, thì phần lớn những con koi khác sẽ bị ảnh hưởng. Hãy kiểm tra tất cả cá, khi tìm thấy rận cá, hãy gấp chúng ra bằng nhíp, sau đó xịt keo ong vào để ngăn chặn nhiễm trùng thứ phát do keo ong có tác dụng tiệt trùng rất mạnh.

Chú thích: keo ong là chất sáp con ong dùng làm tổ của mình, hồi nhỏ khi bị ong đốt, ông bà mình thường vò nát cái tổ ong đắp lên vết thương, loại keo ong này rất quý, nó cũng được ứng dụng làm thực phẩm chức năng rất nhiều.

2. Bệnh bong bóng cá ở cá koi:

Đây là một loại bệnh tiềm ẩn không có lý do rõ ràng, rất khó chuẩn đoán. Nó có thể được gây ra bởi khối u, sự nhiễm trùng hoặc nhiễm nấm, hoặc rối loạn lưu thông khí từ máu vào bong bóng.

Biểu hiện bệnh bong bóng cá:

Bong bóng cá là cơ quan chứa đầy khí để cá có thể nổi được trong nước. Koi bị mắc bệnh về bong bong khí sẽ gây khó khăn khi bơi. Lúc này hai vây ngực dang rộng ảnh hưởng đến khả năng bơi dưới đáy hồ, koi sẽ bơi trên bề mặt nước với đặc điểm chèo từ bên này qua bên kia để đớp không khí.

Koi vẫn có thể bơi nhưng phải cố gắng hơn lúc bình thường, khi đứng một chổ cá có thể dễ dàng bơi lên hoặc chìm xuống. Đến Khi cá ngừng ăn hoặc chìm quá lâu sẽ gây ra nhiễm trùng thứ phát. Nếu bạn nghi ngờ việc nuốt nhanh không khí gây ra triệu chứng nổi, và ảnh hưởng đến cá trong một giai đoạn ngắn thôi, nhưng sự thật là nó sẽ ảnh hưởng đến cá cho đến khi được điều trị.

Cơ chế bệnh:

Rất khó để xác định tại sao koi lại bị bệnh này, có thể là do yếu tố di truyền hoặc nó xảy ra khi koi già đi. Khi koi bơi từ đáy lên mặt nước một cách tự nhiên, máu sẽ loại bỏ khí dư thừa trong bong bóng khí để ngăn chặn không khí vượt quá mức cho phép. Áp lực nước tại đáy hồ là cao nhất và nó sẽ nén bất kỳ khí nào trong bong bóng khí làm giảm kích thước và thể tích bóng khí. Khi koi bơi từ dưới đáy lên, thể tích khí tăng khi áp lực nước giảm, sau đó máu sẽ loại bỏ khí dư thừa. Nếu cá được vớt từ dưới đáy hồ lên hoặc bơi quá nhanh lên mặt nước thì máu sẽ không loại bỏ kịp khí dư thừa cho nên bong bóng khí sẽ mở rộng không bình thường làm cho cá nổi một cách bất lực trên mặt nước.

Ngăn chặn bệnh:

Bảo đảm vớt cá từ dưới đáy lên một cách từ từ, bình thường và đừng bao giờ bắt cá để trên bề mặt nước lâu quá.

Một cách khác giúp cá lấy lại chức năng của bong bóng khí là nhấc cá ra khỏi đáy hồ và giữ cá trong một cái lồng nổi đặt trong hồ cá để giữ cá tương đối gần bề mặt.

Tắm muối với liều 22g/lít/10phút, tắm 3 ngày liên tiếp, hoặc thêm muối vào hồ. khi sử dụng thuốc khác phải chắc chắn là làm giảm nồng độ muối xuống tới mức zero.

3. Bệnh cá koi, cá koi nhiễm sán:

Có bao giờ bạn thắc mắc tại sao những con koi nuôi trong hồ ngày càng gầy đi, và màu cá nhìn mờ đi, không đậm màu nữa?

Một trong nhiều nguyên nhân khiến koi trở nên như vậy là do koi bị nhiễm sán. Mang và da là hai vị trí chính để sán xâm nhập vào cá koi. Vì vậy có hai loại sán: sán mang cá và sán da cá.

Sán mang cá là một loại sán có bốn đốt (nhìn dưới kính hiển vi), khi trưởng thành nó sẽ tấn công vào mang cá và đẻ trứng ở đó. Trứng sẽ rơi vào nước khi cá hô hấp (bằng mang). Tốc độ trứng nở phụ thuộc vào nhiệt độ của nước trong khi đó các ấu trùng sán rất linh hoạt, chúng tìm kiếm nhanh vật chủ để xâm nhập.

Sán da cá thường được tìm thấy trên thân cá, nó không phân đốt. Cả hai loại sán này đều có móc câu ở miệng vì thế mà chúng tấn công và xâm nhập vào cá khá dễ dàng. Tại vị trí đó rất dễ để các loại ký sinh trùng và vi khuẩn tấn công gây nhiễm trùng.

Nhiễm sán thường xảy ra khi điều kiện hồ nuôi không đảm bảo: chất lượng nước kém, nồng độ chất hữu cơ cao, mức độ oxi hoà tan thấp hoặc mật độ thả cá quá dày. Lúc đó sán sẽ ăn lớp biểu bì của mang và da cá tạo ra nhiều chất nhờn (đến nỗi không còn nhìn thấy màu sắc của cávà gây ra nhiều kích ứng.

Người ta thường dùng KMnO4để điều trị cho cá bị nhiễm sán.

4. Epistylis_ bệnh vảy trắng trên da cá koi:

Epistylis là sinh vật đơn bào không thể nhìn thấy bằng mắt thường, trong giai đoạn đầu bị nhiễm bệnh koi không có biểu hiện bên ngoài, nhưng bạn có thể quan sát những thay đổi xảy ra như búng mình hoặc treo mình trong nước, khi cá bị nhiễm nặng thì những mảng trắng nhỏ sẽ xuất hiện trên da cá, phát triển với kích thước từ 0.2 -0.5 mm, sau đó chúng sẽ lay lan nhanh khắp cơ thể cá, làm da cá đỏ hơn, nó có thể làm tróc vảy cá ra, và làm cho cá dễ bị nhiễm trùng thứ cấp từ nấm và vi khuẩn và chết.

Kiểm tra thường xuyên vị trí nhiễm, tại nơi mất vảy rất dễ bị ký sinh trùng bám vào và bị vi khuẩn tấn công tạo nên vết loét. Khi vấn đề trở nên nghiêm trọng, cá sẽ ngừng ăn, gầy mòn. Koi ngừng hoạt động khi chúng treo mình trong nước với đôi vây kẹp lại. Cá có thể bị chết hoặc nếu được chữa bình phục hoàn toàn thì cá cũng không còn giá trị như ban đầu.

Bệnh cá koi và cách trị

Cải tạo và duy trì hệ thống nuôi trồng có thể làm giảm sự nhiễm bệnh.
Tắm muối với nồng độ 100g / 4.5 lít / 10 phút, lặp lại 3 ngày liên tiếp.
Nhiễm trùng thứ cấp, nhiễm nấm cần điều trị tại chỗ với keo ong.

5. Koi bị bệnh thận, mắt và bụng phình to ra do ký sinh trùng Dropsy

Bạn đã bao giờ nghe Koi bị bệnh thận chưa?

Bệnh do vi khuẩn gây ra, có thể xảy ra tại bất kỳ thời điểm nào. Khi bị nhiễm bệnh phần lớn đàn koi sẽ bắt đầu biểu hiện triệu chứng cùng một thời điểm.

Bệnh cũng có thể gây ra bởi một loại ký sinh trùng làm tác động đến thận, nghiêm trọng hơn sẽ làm mất chức năng của thận. Thận có vấn đề làm cho cá không đào thải được các chất cặn bẩn, tích tụ lâu ngày và làm cho cá giảm tuổi thọ.

Trong một số trường hợp bệnh xảy ra do rối loạn sự giữ nước trong cơ thể koi khi việc dùng muối có thể gây ra việc tích tụ chất lỏng thay vì phải đào thải ra.

Dấu hiệu ban đầu của bệnh là thân cá sưng lên và mắt lồi ra. Theo đó, cơ thể koi tiếp tục sưng, vảy cá nâng lên và làm cho koi có hình dáng như một cái nón thông. Từ đó làm cho koi mất khả năng duy trì sự cân bằng trong nước do sự tích luỹ chất lỏng trong cơ thể. Để ý một chút bạn sẽ thấy koi ít ăn, bơi gần bề mặt nước và gần nơi có nhiều oxi – Koi bị bệnh thận

Thật khó để ngăn chặn loại bệnh này. Biện pháp phòng ngừa duy nhất là cung cấp đủ điều kiện để koi khoẻ, luôn giữ sự cân bằng để tạo ra chất lượng nước tốt. Bảo đảm chất lượng hồ nuôi. Khi mua một con koi mới phải tránh bất kỳ biểu hiện ban đầu của bệnh.

Điều trị Koi bị bệnh thận

Khi bạn phát hiện cá có triệu chứng của bệnh thì bạn phải cách ly cá ra.

Tắm muối với nồng độ 5 – 6 kg / 1000 lít / 5 phút, thực hiện ít nhất từ 3 – 5 lần cho đến khi tình hình được cải thiện.

Bạn có thể thêm một loại thuốc kháng khuẩn an toàn với muối là acriflavin. Bất cứ loại thuốc nào bạn sử dụng, bạn phải làm theo sự hướng dẫn và hoàn tất điều trị trước khi đánh giá lại tình hình.

Một trong những điều đáng lo ngại nhất về bệnh này là hầu hết các trường hợp đều gây tử vong. Điều này là bình thường bởi vì khi triệu chứng bệnh biểu hiện ra bên ngoài thì tổn thương bên trong đã không thể khắc phục được hoặc sự nhiễm trùng đã xảy ra, chủ yếu là thận và không thể xử lý được nữa.

6. Aeromonas xâm nhập vết thương gây viêm loét ở da cá koi

Một trong những vi khuẩn gây nhiễm trùng thường gặp nhất là Aeromonas hydrophila, tác nhân gây bệnh cơ hội khi koi bị bệnh, có vết thương hoặc sức đề kháng yếu. Nó gây ra các vết thương và viêm loét cho những cá thể koi có sức đề kháng yếu trong hồ cá koi. Trong những năm gần đây, nó đã trở nên đề kháng với hầu hết các loại thuốc kháng sinh và kháng khuẩn.

Sự hình thành vết loét trên cá koi:

Koi có ba bộ phận bảo vệ tự nhiên chống lại sự tấn công của vi khuẩn: chất nhờn, da và vảy. Nếu các bộ phận này bị tổn thương thì vi khuẩn gây bệnh cơ hội sẽ xâm nhập vào da thịt. Nếu không được kiểm soát, vết viêm sẽ phát triển, vi khuẩn xâm nhập vào máu gây ra hiện tượng mắt lồi hoặc cổ chướng. Cuối cùng cá sẽ chết.

Loét là kết quả của sự xâm nhiễm ký sinh trùng hoặc chất lượng nước không đảm bảo, các ky sinh trùng sẽ dễ dàng xâm nhập vào cơ thể cá koi thông qua vết lở loét.

Bệnh loét trên cá koi có thể được ngăn chặn kịp thời bằng việc chú ý quan sát biểu hiện của cá, thường xuyên kiểm tra nồng độ NO2và NH3trong nước để có hành động thích hợp khi có vấn đề xảy ra.

Điều trị viêm loét trên da cá:

Lần đầu tiên bạn thấy vết viêm bạn phải xử lý ngay lập tức, nó sẽ lay lan rất nhanh. Cách duy nhất để thực hiện có hiệu quả là gây mê cá, vì hầu như không thể giữ chặt cá khi cá không ở trong nước, đặc biệt nếu cá dài hơn 30 cm. Hầu hết các nhà chủ trại koi và các nhà sưu tập koi đều dùng thuốc gây mê có chứa tricain mathane sulphonate (MS222) với liều lượng 44mg / 10 lít nước hồ, chứa hỗn hợp này trong một cái túi lớn. Hãy nhớ rằng ở nhiều nước,quy định về việc sử dụng loại thuốc này với các cơ chất hoá học khác rất đa dạng.

Vớt cá vào một cái rổ nổi bằng vợt chuyên dụng để không gây nguy hiểm cho koi, đặt vào hỗn hợp gây mê. Sau vài phút khi koi đã ngấm thuốc mê, nó sẽ cuộn mình sang một bên. Nhẹ nhàng nhấc cá ra khỏi nước (phải chắc chắn là cá đã được gây mê hoàn toàn) cuộn cá trong một cái khăn ướt, che phủ mắt koi (điều này làm êm dịu cho koi).

Sử dụng tăm bông với lực nhẹ nhưng chắc chắn, lau xung quanh vết loét theo hướng từ đầu đến đuôi. Những cái vảy chết sẽ dễ dàng được gở bỏ, cho phép mô xung quanh được tái tạo, loại bỏ vi khuẩn xung quanh vết loét bằng tăm bông, làm khô vị trị đó bằng khăn giấy, lau sạch vết thương với chất sát trùng và thuốc kháng khuẩn, niêm phong thuốc sát khuẩn để nó không bị rửa trôi trong nước, chất niêm phong phải dính chặt với màng nhầy và được giữ trên thân cá trong 3 – 4 ngày (thường thì người ta hay điều trị bằng dung dịch propolis, xịt vào vết thương đã được sát trùng và lau khô, nó sẽ hấp thụ ngay vào bề mặt vết thương, propolis không chỉ khử trùng ngay tại chổ mà còn ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập).

Sau khi điều trị hoàn tất, đặt cá trở lại vào rổ nổi, đặt gần chổ có nhiều oxi để cá mau bình phục. Có thể cần thiết để lặp lại việc điều trị sau một tuần hoặc hơn thế nữa tuỳ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vết loét. Tuy nhiên bạn nên để cá tự hồi phục nếu thấy có một lớp da trắng phát triển trên vết thương, điều này có nghĩa là koi đang khoẻ lại. Có những vết thương chữa không khỏi thì cần điều trị đặc biệt với kháng sinh dưới sự chỉ dẫn của người chuyên nghiệp có kinh nghiệm. https://www.dongduongpro.com

Kỹ thuật chăm sóc cá koi và một số vấn đề liên quan
Quy trình xây dựng hồ cá koi
Văn hóa cá Koi trong người Nhật và phương Đông
Sơ đồ nguyên lý bể lọc nước hồ cá hiệu quả nhất hiện nay
Giải đáp thắc mắc khi xây hồ cá Koi
Thiết kế hệ thống lọc nước hồ cá koi
Các loại cá koi bướm nuôi trong bể kính và trong hồ koi sân vườn
Hướng dẫn cách nuôi cá koi cơ bản
Những điều cần biết khi nuôi cá koi
Bệnh trên cá koi và cách trị
Hệ thống lọc hồ cá koi